Năm 1938, một chuyên đề có tựa là Nguyên lý Sóng được coi là tài liệu tham khảo đầu tiên về những gì mà giờ đây có tên gọi là Nguyên lý Sóng Elliott. Chuyên đề này được công bố bởi Charles J. Collins và được dựa trên công trình nghiên cứu gốc của người sáng lập nguyên lý sóng Ralph Nelson (R.N.) Elliott.
Elliott chịu ảnh hưởng rất nhiều từ lý thuyết Dow và Nguyên lý sóng cũng mang nhiều điểm tương đồng với nó. Trong một lá thư viết cho Collins năm 1934, Elliott đã từng đề cập rằng ông là người sử dụng dịch vụ thị trường chứng khoán của Robert Rhea và sử dụng cuốn sách của ông về lý thuyết Dow. Elliott cho biết nguyên lý Sóng là một “phụ trưởng cần thiết của lý thuyết Dow”.
Năm 1964, hai năm trước khi mất, Elliott đã thực hiện nghiên cứu cuối cùng về nguyên lý Sóng với tựa đề “Quy luật của tự nhiên – bí mật của vũ trụ ” (Nature’s Law – The Secret of the Unverse).
Những ý tưởng của Elliott có thể đã chìm vào quên lãng nếu vào năm 1953 A. Hamilton Bolton không quyết định công bố Phụ lục Sóng Elliot (Elliott Wave Supplement) trong cuốn “Nhà phân tích tín dụng ngân hàng” (Bank Credit Analyst), và Phụ lục này được công bố liên tục thường niên trong suốt 14 năm liền cho đến khi ông qua đời năm 1967. A.J. Frost sau đó tiếp quản Phụ lục Sóng Elliot và vào năm 1978 hợp tác với Robert Prechter để tiếp tục cho ra đời cuốn Nguyên lý Sóng Elliot (Elliott Wave Principle). Hầu hết các đồ thị trong chương này đều được trích dẫn từ cuốn sách của Frost và Prechter. Prechter tiến thêm một bước và xuất bản cuốn Các công trình cơ bản của R.N. Elliott (The Major Works of R.N.Elliott) vào năm 1980 để tiếp tục hiện thực hóa các công trình này của Elliott.
Mối liên hệ giữa lý thuyết sóng Elliott và lý thuyết Dow:
Hãy nói về mối liên hệ giữa ý tưởng của Elliot về năm sóng tăng và ba kỳ tăng của Dow trong thị trường đầu cơ giá lên. Rõ ràng là ý tưởng về 3 sóng tăng đi cùng 2 sóng hiệu chỉnh của Elliott tương thích với lý thuyết Dow. Rõ ràng là chịu ảnh hưởng từ lý thuyết Dow, tuy nhiên, Elliott tin rằng ông đã vượt ra khỏi lý thuyết Dow và cải tiến nó. Thật thú vị để lưu ý đến tác động của khái niệm biển cả đối với hai học giả này trong việc hình thành các lý thuyết của mình. Dow so sánh những xu hướng chính, cấp trung và nhỏ trong thị trường với những đợt thủy triều, sóng và những sóng lăn tăn của biển cả. Elliott thì thích những cụm “triều xuống và dòng” trong những bài viết của mình và đặt tên cho lý thuyết của mình là nguyên lý sóng.
Tham khảo: