Một mô hình đảo chiều phổ biến hơn là hai đỉnh hoặc hai đáy. Sau mô hình đầu và vai thì đây là dạng được sử dụng nhiều nhất và được nhận dạng dễ dàng nhất. (Xem hình 5.5a-c). Các hình 5.5a và 5.5b là ví dụ về trạng thái khác nhau của cả đỉnh lẫn đáy. Như hình dạng mà chúng ta có thể thấy được trên đồ thị, đỉnh thường được gắn với chữ M và đáy là chữ W. Các đặc điểm chung của một mô hình hai đỉnh cũng tương tự như các đặc điểm của mô hình đầu và vai và ba đỉnh, ngoại trừ việc chỉ có hai đỉnh xuất hiện thay vì ba. Mô hình khối lượng giao dịch cũng tương tự theo nguyên trạng của quy tắc đo lường.
Trong một xu hướng tăng (như được thể hiện trong hình 5.5a), thị trường sẽ thiết lập ngưỡng cao mới tại điểm A với khối lượng giao dịch tăng, sau đó rớt xuống điểm B với khối lượng giảm. Cho đến giờ, mọi thứ diễn ra như kỳ vọng trong một xu hướng tăng thông thường. Tuy nhiên, đợt hồi phục tiếp theo tới điểm C thì không thể vượt qua đỉnh trước đó tại A để đóng lại mô hình và bắt đầu giảm xuống lần nữa. Một
Hình 5.5e Các mô hình giá thường xuất hiện trên đồ thị của các đường trung bình giá chính. Trên đồ thị này, chỉ số Nasdaq Composite hình thành nên một mô hình hai đáy gần mức 1470 trước khi quay đầu hướng lên. Điểm phá vỡ của đường xu hướng giảm sẽ khẳng định xu hướng tăng giá.
mô hình hai đỉnh tiềm năng đã được thiết lập. Tôi sử dụng từ “tiềm năng” bởi theo nguyên trạng của tình huống với các mô hình đảo chiều thì sự đảo chiều vẫn chưa kết thúc cho đến khi ngưỡng hỗ trợ trước đó tại điểm B bị phá vỡ. Cho đến khi điều đó xảy ra, giá vẫn trong giai đoạn củng cố, chuẩn bị cho sự hồi phục xu hướng tăng ban đầu.
Một đỉnh lý tưởng sẽ có hai ngưỡng cao nhất ở cùng một mức giá. Khối lượng giao dịch tại ngưỡng thứ nhất sẽ rất lớn và giảm đi ở ngưỡng thứ hai. Giá đóng cửa tại điểm B thấp hơn đáy giữa với khối lượng giao dịch lớn sẽ hoàn chỉnh mô hình và cho biết tín hiệu đảo chiều xu hướng đi xuống. Không có gì ngạc nhiên khi biến động quay đầu hướng đến điểm phá vỡ trước khi hồi phục xu hướng giảm.