Khi ông 66 tuổi, cuối cùng ông đã thu được đủ bằng chứng (và sự tự tin) để chia sẻ khám phá của ông với thế giới. Ông đã xuất bản lý thuyết của ông với tiêu đề “The Wave Principle”.
Theo ông, thị trường được giao dịch trong những chu kỳ lặp đi lặp lại, do những cảm xúc của nhà đầu tư bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài (CNBC, Bloomberg, ESPN) hay tâm lý chung của phần lớn nhà đầu tư tại thời điểm đó.
Elliott giải thích rằng đường cong của giá đi lên và xuống do tâm lý của một lượng lớn nhà đầu tư luôn xuất hiện trong các mô hình được lặp đi lặp lại. Và ông gọi các thay đổi lên xuống này là sóng. Ông tin rằng, nếu bạn có thể nhận biết đúng mô hình giá được lặp đi lặp lại, bạn có thể dự đoán những biến động tiếp theo của giá.
Điều này làm Elliott lôi cuốn các nhà giao dịch. Nó cho họ cách để xác định rõ ràng nơi giá có nhiều khả năng đảo chiều. Nói một cách khác, Elliott tạo ra một hệ thống mà ở đó các nhà giao dịch có thể nhận biết đỉnh hoặc đáy của giá.
Và ông đã đặt tên cho phát minh của mình là ”Lý thuyết sóng Elliott”
1. Fractals
Trước khi tìm hiều về sóng elliott, cần biết qua về khái niệm Fractals. Về cơ bản, Fractals là một cấu trúc bao gồm nhiều phần giống nhau. Các nhà toán học gọi đây là sự tự đồng dạng. Bạn không phải đi đâu xa để tìm Fractals, nó ở ngay cạnh bạn, trong thiên nhiên của chúng ta.
Trong toán hình học hiện đại, fractal – “hình học bội phân” là cái tên xuất hiện lần đầu vào năm 1975 bởi nhà toán học Benoit Mandelbrot mang hai quốc tịch Pháp – Mỹ.
Một điểm quan trọng của sóng vì Elliott là những Fractals. Cũng giống như vỏ sò biển, hay mảnh tuyết, sóng Elliott có thể chia thành nhiều sóng Elliott nhỏ hơn (sóng trong sóng).
2. The 5 – 3 Wave Patterns (Mẫu hình sóng 5-3)
Ông Elliot đã chỉ ra rằng một thị trường biến động dưới dạng gọi là “mẫu sóng 5-3”. Mẫu 5-wave đầu tiên được gọi là sóng tới (impulse waves) và mẫu 3-wave sau đó được gọi là sóng lui (corrective waves).
Trước tiên hãy nhìn mẫu sóng tới 5-wave :
Đây là một mô tả ngắn gọn cho biết điều gì diễn ra trong mỗi pha sóng. Tôi sẽ sử dụng chứng khoán để làm ví dụ bởi vì Ông Elliott đã sử dụng chứng khoán. Điều này vẫn đúng với tiền tệ, kỳ phiếu, vàng, dầu … Điều quan trọng là Thuyết sóng Elliott vẫn đúng đối với forex.
Wave 1 (Sóng – 1)
Sóng 1 hiếm khi rõ ràng khi hình thành. Khi sóng đầu tiên của đợt thị trường tăng bắt đầu, tin cơ bản gần như là tiêu cực ở toàn cầu. Xu hướng trước đó được xem là vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên giá bắt đầu tăng nhẹ do các nhà đầu tư nhận định giá đang ở mức thấp và là thời điểm thích hợp để mua vào. Khối lượng giao dịch dường như tăng một chút khi giá tăng, nhưng không đủ để cảnh báo các nhà phân tích kỹ thuật.
Wave 2 (Sóng – 2)
Chứng khoán được quan tâm đánh giá quá cao. Tại điểm này đã đủ lượng người đánh giá cao chứng khoán trong pha sóng ban đầu và người ta bắt đầu thu lợi bằng cách bán ra. Điều này làm cho chứng khoán đi xuống. Tuy nhiên, chứng khoán không đạt trở lại mức thấp trước đó trước khi chứng khoán một lần nữa được nghĩ là rẻ; một số dấu hiệu tích cực xuất hiện: khối lượng giao dịch thấp khi giá đi xuống, giá không giảm thấp hơn 61,8% độ dài của sóng 1.
Wave 3 (Sóng – 3)
Đây là thường pha sóng dài nhất và mạnh nhất trong một xu hướng (sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất). Nhiều người đã để ý đến chứng khoán, nhiều người muốn chứng khoán và họ mua nó với giá ngày càng cao. Các nhà đầu tư tham gia mạnh vào thị trường, giá nhanh chóng tăng vượt qua đỉnh của sóng 1 cùng với sự gia tăng của khối lượng giao dịch. Pha sóng này thường vượt qua đỉnh cuối cùng của pha sóng thứ nhất.
Wave 4 (Sóng – 4)
Tại điểm này người ta một lần nữa thu lợi bởi vì chứng khoán một lần nữa được xem như giá cao. Pha sóng này có xu hướng yếu bởi vì thường vẫn có nhiều người tiếp tục đầu cơ chứng khoán và sau khi một số người thu lợi pha sóng thứ 5 xuất hiện. Sóng 4 thường là sóng phức tạp và khó dự đoán nhất.
Wave 5 (Sóng – 5)
Sóng 5 là sóng cuối cùng trong xu hướng chính. Đây là thời điểm nhiều người quan tâm đến chứng khoán nhất và hầu hết bị ảnh hưởng bởi tâm lý. Mọi người sẽ nghĩ ra nhiều lý do để mua chứng khoán và sẽ không lắng nghe các lời khuyên ngăn cản. Đây là thời điểm giá chứng khoàn tăng cao nhất. Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường đẩy giá tăng trở lại vượt qua đỉnh của sóng 3. Tuy nhiên sóng 5 thường không tăng mạnh bằng sóng 3 và khối lượng giao dịch thường thấp hơn sóng 3. Vào cuối sóng 5, bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phân kỳ của các chỉ báo dao động như Stochastic, MACD,… Tại thời điểm này sẽ có sự kháng cự và mọi người bắt đầu bán và giá chứng khoán chuyển sang mẫu ABC.
ABC Correction (sóng điều chỉnh ABC)
Khi sóng đẩy hoàn thành, thị trường sẽ điều chỉnh sau đó và đổi chiều bởi 3 sóng ngược xu hướng chính. Chữ được sử dụng thay cho số để phân biệt giữa sóng đẩy và sóng điều chỉnh. Dưới đây là ví dụ mô hình 3 sóng điều chỉnh.
3. Những nguyên tắc chính và các đường hướng dẫn dắt
Bằng cách phát triển cách nhận biết làn sóng thị trường, nhà đầu tư có thể tìm ra phe của thị trường đang hướng về mua hoặc bán.
Đây là 3 nguyên tắc chính không thể phá vỡ để xác định sóng. Do đó trước khi đặt lý thuyết sóng Elliott vào giao dịch, phải ghi chú các nguyên tắc dưới.
Nhận biết dạng sóng không chính xác có thể dẫn đến hậu quả to lớn.
- Nguyên tắc số 1: Sóng thứ 3 không bao giờ là sóng xung lực ngắn nhất.
- Nguyên tắc số 2: Sóng thứ 2 không bao giờ xa hơn điểm đầu của sóng thứ 1
- Nguyên tắc số 3: Sóng thứ 4 không bao giờ đi vào biên độ giá của sóng thứ 1.