Cẩm Sắt – Lý Thương Ẩn

CẨM SẮT
Nguyên tác: Lý Thương Ẩn

Cầm sắt vô đoan ngũ thập huyền
Nhất huyền nhất trụ tư hoa niên
Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp
Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên
Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ
Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên
Thử tình khả đãi thành truy ức
Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên

Dịch nghĩa:

Đàn gấm chẳng vì cớ chi mà có năm mươi dây
Mỗi dây mỗi trụ đều gợi nhớ đến thời tuổi trẻ
Trang Chu buổi sáng nằm mộng thành bươm bướm
Lòng xuân của vua Thục đế gửi vào chim Đỗ Quyên
Trăng chiếu sáng trên mặt biển xanh, châu rơi lệ
Ánh nắng ấm áp chiếu vào hạt ngọc Lam Điền sinh ra khói
Tình này đã sớm trở thành nỗi nhớ nhung về dĩ vãng
Cho đến bây giờ chỉ còn lại nỗi đau thương

Dịch thơ

Vương-Thanh dịch:

Ðàn gấm, năm mươi sợi ảo huyền
Từng dây, từng trục gọi hoa niên
Trang sinh, mộng sớm mơ hồn bướm
Thục đế, lòng xuân gửi tiếng quyên
Trăng sáng, lệ châu nhòa Bích Hải
Nắng hanh, khói ngọc tỏa Lam Ðiền
Tình này ôn lại còn thương cảm
Một thuở đau lòng chữ nợ duyên

Bản dịch của Huỳnh Minh Đức:

Cẩm sắt vì sao ngũ thập huyền
Mỗi dây mỗi trụ, nhớ hoa niên
Trang Chu tỉnh mộng, mơ hồ điệp
Vọng đế lòng xuân, gởi Đỗ quyên
Trăng sáng biển xanh, châu đổ lệ
Khói vương nắng ấm, ngọc Lam điền
Tình này sớm tạo niềm nhung nhớ
Là buổi đầu tiên, chút nỗi niềm

Bản dịch của Nguyễn Hùng Lân:

Đàn năm mươi sợi tơ đồng
Mỗi dây khảy lại nhớ nhung thuở nào
Trang sinh mộng bướm sớm nao
Lòng xuân Thục đế gởi vào đỗ quyên
Trăng soi biển lệ châu miền
Nắng lên hạt ngọc Lam Điền khói xây
Tình này đáng lẽ đẹp đây
Tiếc thay ngày nọ đã đầy đau thương

Bản dịch của Tuấn Sơn:

Năm chục dây đàn, tiếng diệu huyền
Mỗi dây một trục nhớ hoa niên
Trang Sinh nằm mộng thành bướm trắng
Thục Đế qua đời hoá Đỗ Quyên
Dâu Bễ trăng soi, dòng lệ nhỏ
Lam Điền trời ấm, khói sương lên
Cuộc tình khơi dậy trong tiềm thức
Khuấy động tâm tư nỗi muộn phiền

Cẩm Sắt - Lý Thương Ẩn

Một bản phóng tác

Phím đàn dìu dặt tay tiên
Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa
Khúc đâu đầm ấm dương hoà
Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh
Khúc đâu êm ái xuân tình
Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên
Trong sao châu nhỏ duềnh quyên
Ấm sao hạt ngọc Lam Điền mới đông
Lọt tai nghe suốt năm cung
Tiếng nào là chẳng não nùng xôn xao

Về tác giả Lý Thương Ẩn

Lý Thương Ẩn (813-858), tự Nghĩa Sơn, hiệu Ngọc Khê Sinh, người Hà Nội, thuộc Hoài Châu (nay Tầm Dương, phủ Hoài Khánh, tỉnh Hà Nam), xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ sa sút. Thuở thiếu thời giỏi văn thơ, được giao du với các con của tể tướng Lệnh Hồ Sở, trong đó có Lệnh Hồ Đào. Bấy giờ trong triều có hai phe đối nghịch nhau, tranh quyền đoạt lợi, một phe là Tăng Ngưu Nhu, phe kia là Lý Đức Dụ, hầu hết quan lại đều bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp ấy. Sở theo phe Ngưu. Năm Lý Thương ẩn mười bảy tuổi (829), Sở tiến cử làm tuần quan mạc phủ. Năm hai mươi lăm tuổi (837), ông lại được Lệnh Hồ Đào khen ngợi, nâng đỡ nên đỗ tiến sĩ niên hiệu Khai Thành II. Năm sau ông được Vương Mậu Nguyên, tiết độ sứ Hà Dương mến tài, dùng làm thư ký và gả con gái cho. Chẳng may, Vương thuộc phe Lý Đức Dụ khiến ông trở thành kẻ vong ân bội nghĩa, xảo quyệt vô hạnh trong mắt Lệnh Hồ Đào. Vương Mậu Nguyên chết, rồi Lý Đức Dụ thất thế, ông đến kinh sư nhưng không được làm gì cả. Sau nhờ Trịnh Á vận động, ông được làm chức quan sát phán quan. Trịnh Á bị biếm ra Lĩnh Biểu, ông cũng đi theo. Ba năm sau ông lại trở về, làm truyện tào tại Kinh Triệu. Ông nhiều lần đưa thư, dâng thơ cho Lệnh Hồ Đào để phân trần và xin tiến dẫn, nhưng vẫn bị lạnh nhạt. Tiết độ sứ Đông Thục là Liễu Trọng Hĩnh dùng ông làm tiết độ phán quan, kiểm hiệu Công bộ viên ngoại lang. Liễu bị bãi quan, ông cũng mất chức. Như thế là ông mắc kẹt giữa hai phái, chưa hề được đắc chí trên hoạn lộ, cứ bôn tẩu khắp nơi: Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Từ Châu nương nhờ hết người này đến người khác, long đong khốn khổ. Cuối cùng ông về đất Oanh Dương thuộc Trịnh Châu rồi bệnh chết năm 46 tuổi.

Văn Lý Thương Ẩn có phong cách khôi lệ ỷ cổ, thơ nổi tiếng ngang Ôn Đình Quân, nên người Đương Thời gọi là “Ôn – Lý”, hoặc ngang Đỗ Mục, nên được gọi là “tiểu Lý – Đỗ” (để phân biệt với “Lý – Đỗ” là Lý Bạch – Đỗ Phủ). Vương An Thạch đời Tống khen ngợi rằng người đời Đường học tập Đỗ Phủ mà đạt được mức “phiên ly” (rào dậu, xấp xỉ) của ông, thì chỉ có một mình Thương Ẩn. Dương Ức và Lư Tử Nghi mô phỏng thơ ông làm ra tập Tây Côn thù xướng nên có tên Tây Côn thể. Tác phẩm của ông có Phàn nam giáp tập (20 quyển), Ất tập (20 quyển), Khê Sinh thi (3 quyển); ngoài ra còn một quyển phú và một quyển văn. Tương truyền ông có tình luyến ái với nữ đạo sĩ Tống Hoa Dương và các cung nữ Lữ Phi Loan, Khinh Phụng, nên ông làm bảy bài Vô đề mang tính diễm lệ, bí ẩn.

Thơ ca Lý Thương Ẩn có nhiều nét rất đặc sắc so với truyền thống thơ ca cổ điển Trung Quốc. Ông tiếp thu ảnh hưởng cổ thi, nhạc phủ Hán – Ngụy và cả cung thể Lương – Trần. Ông cũng học tập ngũ ngôn hiện thực của Đỗ Phủ, phong cách lãng mạn của Lý Hạ cho nên thơ ông khá phức tạp cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật.

Đặc sắc nhất trong thơ Lý Thương Ẩn là thơ tình. Với những bài Vô đề, ta thấy được đời sống tình ái của kẻ sĩ đại phu xưa. Lễ giáo phong kiến và chế độ hôn nhân không cho phép tự do, vì thế không thỏa mãn yêu đương, họ có nhiều ảo tưởng và khát vọng, hoặc là mang tâm trạng ẩn ức, hoặc là sống phóng đãng buông lung. Thơ Lý Thương Ẩn ít nhiều nói lên niềm mơ ước về hạnh phúc lứa đôi và có tính chống lại lễ giáo phong kiến. Những bài thơ Vô đề của ông âm điệu nhịp nhàng uyển chuyển, tình điệu thê luơng ai oán, niêm luật nghiêm túc chỉnh tề, ngôn từ gọt dũa bay bướm, tạo nên những hình tượng tươi đẹp, sinh động, cảm xúc sâu sắc chân thành. Tuy nhiên do không thể đấu tranh đập tan những gông cùm ấy nên ông cũng như tầng lớp của ông trở nên bi quan tiêu cực, bám lấy hư vô chủ nghĩa, kết hợp với sự suy tàn của thời đại và giai cấp.

Viết một bình luận

Bài viết mới

Bạn là dân kế toán, hoặc đang soạn thảo một tài liệu quan trọng nào đó, bạn đã đặt password bảo vệ cho file exel này của bạn, nhưng đôi khi bạn quên mất password mình đã đặt là gì...
Máy tính của bạn đang sử dụng hệ hành Windows 10 nhưng bạn chưa hiểu rõ được hết các tính năng của Windows 10. Việc sử dụng những phím tắt sẽ giúp bạn sử dụng Windows 10 một cách hiệu...
Máy tính của bạn đang cài quá nhiều chương trình, bạn mở quá nhiều cửa sổ và không muốn ra Desktop để click đúp mở thêm chương trình mà bạn muốn, thay vì điều đó, hãy sử dụng chức năng tạo phím tắt cho một số chương trình mà bạn thường dùng để mỗi khi...
Thông qua một loạt hình ảnh rò rỉ, trang Neowin cho biết một bản cập nhật dành cho Windows 8.1 sẽ được phát hành trong mùa xuân này không chỉ là một gói dịch vụ như truyền thống. Hình ảnh...
Các chip xử lý gắn liền với tên gọi Atom thường mang tiếng là hiệu năng kém, vì thế Intel sẽ khai tử tên gọi này và thay bằng các tên Pentium và Celeron. Atom – một trong các thương...
Công cụ lưu trữ đám mây của Microsofts – Sky Driver hiện tại đang cung cấp miễn phí cho cộng đồng sử dụng với mức dung lượng là 7GB, gửi file kích thước lớn đến 2GB với điều kiện máy tính của bạn phải cài thêm chương trình Skydriver for desktop. Bạn có thể nâng...
Tình trạng ngốn ram, hay bị treo trình duyệt, mượt mà và nhẹ nhàng hơn, bảo mật hơn là những cải thiện đáng kể so với bản 20 mà Mozilla Firefox đã hứa mang đến cho người dùng. Hiện tại Congtoan đang sử dụng 3 trình duyệt đó là Firefox, Chrome và Internet Explorer. Nhưng...
Hơn một tháng sau khi đưa ra bản beta của trình duyệt web Firefox 19, Mozilla hôm nay đã phát hành phiên bản chính thức của Firefox 19 với bổ sung đáng kể nhất là khả năng đọc file PDF. Trước đó, trình duyệt web Firefox cần tới một ứng dụng khác để mở file...
Hồi cuối tháng 11, The Verge – một trang tin có mối quan hệ khá thân thiết với Microsoft – từng tiết lộ rằng Microsoft đã bắt tay vào phát triển phiên bản Windows 9 và dự định tung ra...