Khái niệm
Bollinger là một công cụ được phát triển bởi chính John Bollinger. Dải Bollinger trong phân tích kỹ thuật còn được biết điến là băng độ lệch chuẩn (standard deviation envelopes). Khái niệm này xuất phát từ quan sát thấy rằng dao động của giá cổ phiếu luôn biến đổi chứ không ổn định ở một tỷ lệ nào đó như suy nghĩ thời bấy giờ.
Dải Bollinger bao gồm ba đường được vẽ tương quan với biểu đồ giá:
- Đường biên trên (upper band);
- Đường giữa, thường là đường trung bình di động (moving average) và
- Đường biên dưới (lower band).
Khoảng cách giữa hai đường biên và đường trung bình được xác định bằng độ lệch chuẩn của giá, thể hiện sự biến động của thị trường. Thị trường biến động càng mạnh, thì khoảng cách này càng rộng và ngược lại.
Cụ thể:
- Biên trên được tính bằng cách lấy đường trung bình cộng với hai lần độ lệch chuẩn của giá trong 20 ngày gần nhất.
- Biên dưới được tính bằng cách lấy đường trung bình trừ hai lần độ lệch chuẩn của giá trong 20 ngày gần nhất.
Mục tiêu của dải Bollinger là đưa ra khái niệm tương quan về các mức giá cao và thấp. Theo đó, giá được cho là cao khi ở gần biên trên và thấp khi ở gần biên dưới. Bollinger Bands được sử dụng để đo lường mức độ biến động của thị trường. Nói nôm na, công cụ này sẽ cho chúng ta biết thị trường đang bình lặng hay sôi động. Khi thị trường tĩnh lặng, dải Bollinger sẽ thu hẹp, khi thị trường sôi động, dải Bollinger sẽ mở rộng. Định nghĩa này tỏ ra hữu dụng khi so sánh tín hiệu mua/bán từ Bollinger và tín hiệu từ các chỉ số kỹ thuật khác để đưa ra quyết định cuối cùng.
Ý nghĩa Bollinger Bands
Sự bật lại của Bollinger:
Giá luôn có chiều hướng quay trở lại khu vực giữa của dải Bollinger.