Có những khác biệt trong việc áp dụng lý thuyết sóng vào thị trường chứng khoán so với thị trường hàng hóa. Ví dụ, sóng 3 có xu hướng nối dài trong chứng khoán, nhưng trong thị trường hàng hóa thì là sóng 5. Một quy tắc bất di bất dịch của thị trường chứng khoán nhưng không phải của thị trường hàng hóa, đó là sóng 4 không bao giờ chồng lên sóng 1. (Trên đồ thị tương lai có thể xuất hiện những cú phá vỡ trong ngày). Đôi khi, đồ thị của thị trường tiền mặt có mô hình rõ ràng hơn so với thị trường tương lai. Việc sử dụng những mô hình tiếp diễn trong thị trường hàng hóa tương lai đã gây ra những nhầm lẫn ảnh hưởng đến những mô hình Elliott dài hạn.
Sự khác biệt quan trọng nhất giữa hai thị trường là sự tăng giá trong thị trường hàng hóa có thể bị “kìm hãm”, nghĩa là những mức cao đạt được khi giá tăng không phải lúc nào cũng cao hơn mức cao trước. Trong thị trường hàng hóa có 5 sóng hoàn chỉnh, có khả năng xu hướng tăng sẽ thấp hơn mức cao trước đó. Trong giai đoạn từ năm 1980 đến 1981, những đỉnh quan trọng của nhiều thị trường hàng hóa thất bại trong việc vượt ra khỏi những đỉnh quan trọng của 7,8 năm về trước. Với tư cách là một sự so sánh cuối cùng giữa hai lĩnh vực, dường như các mô hình sóng hoàn hảo của thị trường hàng hóa được sinh ra từ cú phá vỡ một gốc nối dài trong dài hạn.
Cần nhớ rằng lý thuyết sóng vốn được áp dụng cho thị trường chứng khoán chung và nó không mấy hiệu quả trong một thị trường riêng lẻ. Đồng thời nó cũng không hoạt động tốt trong những thị trường giao dịch tương lai vắng vẻ vì lý thuyết này chủ yếu dựa trên nền tảng tâm lý số đông. Với tư cách là một minh họa, vàng là công cụ hoàn hảo cho việc phân tích sóng do tính phổ biến của nó.
Tham khảo: