Đường xu hướng:
Giá chỉ có thể đi theo 3 hướng: lên, xuống và đi ngang (sideways). Một đường dài những khu vực giá cả đưa ra cho bạn một kiểu thị trường. sẽ có rất nhiều chỗ lõm (dip) và chỗ lồi (bumps) dọc đường đó nhưng bạn vẫn nên nhận thức một hướng chung lên, xuống hoặc đi ngang. Có thể nhận ra hướng này hoặc xu thế này bằng cách vẽ đường xu hướng (trendlines).
-
Đường xu hướng tăng:
Trong hình thức cơ bản nhất của các đường này, một đường xu hướng tăng được vẽ dọc đáy của 2 khu vực hỗ trợ dễ phát hiện (thường được gọi là valley). Với 2 điểm ta có một đường xu hướng, càng nhiều điểm thì sự chính xác càng cao. Nói cách khác, đường uptrend lines được vẽ bằng cách nối càng nhiều những đáy thấp liên tục nhau (dọc trên một khu vực giá đáy) thì càng tốt. Một đường trendline có xu thế đi lên đại diện cho một khoảng hỗ trợ lớn đối với giá miễn là đường này chưa bị xâm phạm.
Điều quan trọng nhất ở đay là khoảng thời gian chúng ta cần xét đến là bao lâu, cái này người ta gọi là khung thời gian (time frame). Thông thường ở Việt Nam người ta gọi là ngày, tuần, tháng và sau đó là năm.
Đường xu hướng tăng cho biết thị trường sẽ tiếp tục với xu hương đó cho đné khi xu hướng đó bị gãy (broken). Trong xu hướng tăng giá, cơ hội mua xảy ra khi đường giá nằm trên đường xu hướng này. Đường xu hướng tăng giá nhằm giúp đỡ nhà đầu tư kiểm tra lại tín hiệu mua của thị trường bằng cách: đường giá di chuyển gần sát hay phía dưới đường xu hướng tăng và sau đó nó hồi phục và chuyển động theo hướng lên trên đường xu hướng tăng (pull back). Ngược lại nếu đường xu hướng tăng bị gãy thì nó sẽ cho tín hiệu bán khi đường giá cắt qua đường xu hướng tăng và có hướng đi xuống
-
Đường xu hướng giảm (downtrend):
Trong 1 xu hướng giảm, đường xu hướng được vẽ dọc các đỉnh của 2 khu vực kháng cự dễ nhận ra (gọi là peaks). Nối càng nhiều điểm thì đường xu hướng này càng chính xác. Nói cách khác, các đường xu hướng loại này là các đường nối các đỉnh cao liên tục nhau và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
Khi thị trường đi xuống, xu hướng này sẽ kết thúc khi có sự giao dịch lớn và ít biến động, thông thường thì chúng ta phải chờ cho đến khi đường xu hướng bị gãy trước khi nói rằng xu hướng cũ đã kết thúc. Xu hướng xuống bị gãy khi giá nằm phía dưới đường xu hướng giảm và chuyển động vượt lên trên đường xu hướng, nhưng phải cẩn thận với các bẫy của người bán; cái bẫy này là hiện tượng mua nhiều tạo ra tại 1 thời điểm mà đường giá vượt đường xu hướng trong khoảng thời gian ngắn nhất đinh, sau đó lại tiếp tục xu hướng xuống chứ không phải thật sự là bẻ gãy đường xu hướng.
Thị trường cũng có thẻ bước vào một giai đoạn rất ổn định khi mà giá hình thành một đường dao động lên xuống trong biên độ hẹp (sideway). Một thị trường có xu hướng sideway thì thường là một thị trường rất khó đầu tư. Tuy nhiên, sau khi mà xu thế sideway này bị phá vỡ (thường có dấu hiệu bằng việc phá vỡ một đường trendline được thành lập chắc chắn) thị trường có một bước ngoặt mạnh mẽ.
Kênh (channels):
Nếu chúng ta bước thêm một bước về lý thuyết đường xu hướng và vẽ một đường song song có cùng góc của đường lên hoặc xuống, chúng ta sẽ tạo ra một kênh.
Để tạo một kênh lên (màu xanh), đơn giản vẽ một đường song song có cùng góc với đường hướng lên và sau đó dời đường đó đến vị trí chạm đỉnh gần đó. Điều này nên được thực hiện cùng lúc với tạo đường xu hướng.