Kinh tế học là lĩnh vực duy nhất mà hai nhà khoa học có thể nhận chung một giải Nobel do đưa ra quan điểm hoàn toàn đối lập nhau. Cụ thể là Myrdal và Hayek cùng chung một giải năm 1974.
Một nhà toán học, một người kế toán và một nhà kinh tế cùng đi xin việc.
Trong cuộc phỏng vấn, người ta hỏi nhà toán học: “hai cộng hai bằng mấy?”. Nhà toán học trả lời: “Bằng bốn”. “Có đúng bằng bốn không?”, người tuyển việc hỏi lại. Nhà toán học nhìn lại người phỏng vấn một cách ngờ vực rồi khẳng định: “Vâng, chính xác là bằng bốn”
Người ta lại hỏi người kế toán cùng câu hỏi đó “hai cộng hai bằng mấy?” và được trả lời: “Tính trung bình là bằng bốn, cộng trừ 10 phần trăm”
Người ta lại hỏi nhà kinh tế học cùng câu hỏi đó “hai cộng hai bằng mấy?”. Nhà kinh tế đứng lên, khoá cửa, đóng rèm, ngồi xuống cạnh người phỏng vấn và hỏi lại: “Vậy ông muốn bằng bao nhiêu?”
Một nhà kinh tế học là một người có nghề chuyên môn được trả lương để dự đoán sai về nền kinh tế. Một nhà kinh tế lượng là một người có nghề chuyên môn được trả lương dùng máy tính để dự đoán sai về nền kinh tế.
Nói thì rẻ. Cung vượt cầu
Ba nhà kinh tế lượng cùng đi săn. Có một con hươu chạy qua. Nhà kinh tế lượng thứ nhất bắn trượt, viên đạn chệch sang bên trái một mét. Nhà kinh tế học cũng bắn trượt và viên đạn trượt sang bên phải một mét. Nhà kinh tế học không bắn con hươu mà lại kêu to đắc thắng: “Chúng ta bắn trúng rồi! chúng ta bắn trúng rồi!”
Một nhà toán học, một nhà kinh tế lý thuyết và một nhà kinh tế lượng được yêu cầu tìm một con mèo đen (giả định) trong một căn phòng đóng kín tối om.
– Nhà toán học điên dại cố tìm bắt con mèo đen không có thật trong căn phòng tối thui và cuối cùng phải vào bệnh viện tâm thần.
– Nhà kinh tế học lý thuyết không thể bắt được con mèo không có thật trong căn phòng tối, nhưng ra khỏi phòng và hãnh diện tuyên bố rằng mình đã xây dựng được một mô hình mô tả các chuyển động của ông ta một cách cực kỳ chính xác.
– Nhà kinh tế lượng cẩn trọng bước vào căn phòng tối, mất một giờ đồng hồ để tìm con mèo đen giả định và kêu lên ở trong đó rằng mình đã tóm được cổ con mèo
Chuyện nghe được từ một cuộc hội thảo của các nhà kinh tế học:
– Hỏi: Cuộc Cách mạng Pháp đã ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
– Đáp: Còn quá sớm để nói về điều đó!
– Hỏi: Có cái gì chung giữa cái máy tính và nhà kinh tế học??
– Đáp: Anh cần phải tống thông tin vào cả hai thứ đó.
– Hỏi: Tại sao Bộ Tài chính chỉ cho nghỉ giải lao 10 phút??
– Đáp: Nếu họ cho nghỉ lâu hơn, họ cần phải đào tạo lại tất cả các nhà kinh tế học.
TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TỰ NHIÊN
Mức thấp nghiệp “chấp nhận được” là mức thất nghiệp mà khi đó các nhà kinh tế học vẫn còn việc làm.
Khi Albert Einstein chết, ông gặp ba người New Zealand đang sếp hàng ở cổng thiên đàng. Trong lúc chờ dợi, ông đã hỏi về chỉ số thông minh (IQ) của họ.
– Người thứ nhất trả lời: 190. “Tuyệt vời,” Einstein reo lên. “Chúng ta có thể bàn về đóng góp của nhà vật lý Ernest Rutherford cho ngành vật lý nguyên tử và bàn về thuyết tương đối mở rộng của tôi”.
– Người thứ hai trả lời: 150. “Tốt” Einstein nói. “Ta sẽ bàn về vai trò của hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân của New Zealand đối với hoà bình thế giới”.
– Người thứ ba trả lời: 50. Einstein lưỡng lự đôi chút rồi hỏi: “Vậy ông phỏng đoán xem mức thâm hụt ngân sách trong năm tới là bao nhiêu?”
(phỏng theo tạp chí Nhà Kinh tế học – Economist, số ra ngày 13/06/1992, trang 71)
Chuyện cười về cái bóng đèn:
– Hỏi: Để thay một cái bóng đèn thì cần bao nhiêu nhà kinh tế học theo trường phái Chicago?
– Đáp: Chẳng cần. Nếu cần phải thay cái bóng đèn thì bản thân thị trường sẽ thực hiện điều đó
– Hỏi: Để thay một cái bóng đèn thì cần bao nhiêu nhà kinh tế học theo trường phái chính thống?
– Đáp 1: Hai. Một để giả định có một cái thang và một để thay cái báng đèn
– Đáp 2: Hai. Một để giả định có cái sau đó và một để thay cái bóng đèn
– Hỏi: Để thay một cái bóng đèn thì cần bao nhiêu nhà kinh tế học tân cổ điển?
– Đáp: Điều đó phụ thuộc vào mức lương
– Hỏi: Để thay một cái bóng đèn thì cần bao nhiêu nhà kinh tế học cổ điển?
– Đáp 1: Không cần. Bóng tối sẽ làm cho cái bóng đèn tự phải thay.
– Đáp 2: Không cần. Nếu thực sự cần thay thì thị trường sẽ làm điều đó.
– Đáp 3: Không cần. Nếu Nhà nước cứ mặc kệ, bóng đèn sẽ tự đi vào chỗ của nó.
– Đáp 4: Không cần. Chẳng cần phải thay bóng đèn. Tất cả các điều kiện để chiếu sáng đang ở đúng chỗ của chúng.
– Đáp 5: Không cần, bởi vì, nhìn kìa! Nó đang sáng lên! Đúng là nó đang ság lên!!!
– Đáp 6: Không cần; tất cả đang đợi bàn tay vô hình của thị trường để điều chỉnh lại sự mất cân bằng của ánh sáng.
Một nhà kinh tế học là một người không biết bản thân đang nói điều gì – và làm cho bạn cảm thấy rằng đó là do lỗi của bạn.
Bill (Clinton) và Boris (Elsin) đang nghỉ giải lao trong một cuộc họp thượng đỉnh kéo dài, Boris nói với Bill, – này Bill, ngài biết không, tôi có một vấn đề nghiêm trọng mà không biết cách giải quyết ra sao. Tôi có một trăm tên lính bảo vệ và một tên trong số đó là kẻ phản bội. – Ồ chuyện đó thì chẳng nhằm nhò gì ngài Boris ạ. Tôi đang chết tắc với một trăm nhà kinh tế học, tôi phải nghe họ trước khi đưa ra bất cứ một quyết sách nào. Chỉ có một người trong số họ nói đúng nhưng phải bao giờ cũng là một người đó.
Sự khác nhau giữa nhà kinh tế học và doanh nhân là gì: nhà kinh tế học không chạm chân xuống đất; còn doanh nhân thì luôn đặt “bốn chân” xuống đất.
– Hỏi: Tại sao Chúa lại tạo ra nhà kinh tế học ?
– Đáp: Để làm cho các dự báo thời tiết nghe khả dĩ hơn.
– Hỏi: Nhà kinh tế học làm gì ?
– Đáp: Rất nhiều trong ngắn hạn, mà chẳng tạo thành gì trong dài hạn.
Đối với một nhà kinh tế học, cuộc sống thực chỉ là một trường hợp đặc biệt
Một chuyện nữa về cái bóng đèn:
– Hỏi: Để thay một cái bóng đèn thì cần bao nhiêu nhà kinh tế học?
– Đáp: Tám. Một người để vặn bóng đèn vào vị trí của nó và bảy người để giữ cho “mọi thứ khác không thay đổi”
Các nhà kinh tế học đã dự đoán 9 trong số 5 cuộc suy thoái thực tế đã diễn ra trong thời gian qua!
Khi một nhà kinh tế học nói kết quả chứng minh rằng “vừa là…vừa là…” thì ông/bà ta muốn nói rằng lý thuyết thì là thế này nhưng số liệu thì nói lên điều ngược lại.
– Hỏi: Tại sao lại có chiêm tinh học?
– Đáp: Để cho kinh tế học có thể trở thành một khoa học chính xác.
Một nhà kinh tế học là một người trở lên giàu có khi giải thích về những người khác là tại sao họ lại nghèo.
“Tôi thà đúng một cách mơ hồ còn hơn sai một cách rõ ràng” (J. M. Keynes)
Các thống kê kinh tế như một bộ bikini, những gì nó cho ta thấy thì quan trọng, những gì nó che dấu thì là tối quan trọng
Định luật của Phelson (hay là có người đã nói với tôi như vậy)
Sao chép ý của một người là ăn cắp. Sao chép nhiều ý của nhiều người là…nghiên cứu!!
Bốn quy tắc vàng của các nhà kinh tế lượng:
1. Suy nghĩ “sáng sủa”
2. Sáng tạo “vô định”
3. May mắn “đặc biệt”
4. Bằng không thì hãy là một nhà kinh tế lý thuyết
Một nghiên cứu thực chứng tốt cần có ba yếu tố:
1. Một khuôn khổ lý thuyết súc tích và có thể hiểu được liên quan đến các câu hỏi được đặt ra.
2. Số liệu tốt một cách hợp lý.
3. Một thực nghiệm, một sự kiện hay một loạt các tình huống để làm cho số liệu có cơ hội trả lời được các câu hỏi đã được đặt ra. Nói ngắn gọn, mô hình cần phải đồng nhất với số liệu có sẵn.
– Zvi Griliches
Một bài báo trên tạp chí kinh tế cần phải giống như một chiếc váy của người phụ nữ: đủ ngắn để khêu gợi; đủ dài để che những gì được tưởng tượng phía trong.
Các nhà dự báo kinh tế giả định mọi thứ, trừ trách nhiệm
Đạt tới tự do thương mại giống như lên thiên đường. Mọi người đều muốn vào, nhưng đừng quá sớm
Giá trị của nhân tài:
Các kỹ sư và các nhà khoa học sẽ không bao giờ kiếm được nhiều tiền như các nhà quản lý. Điều đó được chứng minh một cách chính xác theo công thức toán học:
Định đề 1: Kiến thức là Quyền lực
Định đề 2: Thời gian là Tiền bạc
Như mọi kỹ sư đều biết:
Lao động
———- = Quyền lực
Thời gian
Do Kiến thức = Quyền lực, và Thời gian = Tiền bạc, chúng ta có:
Lao động
———- = Kiến thức
Tiền bạc
Giải bài toán Tiền bạc, ta có:
Lao động
———- = Tiền bạc
Kiến thức
Như vậy, do Kiến thức là gần bằng 0 (không), nên Tiền bạc tiến tới vô hạn bất kể Lao động thế nào.
Kết luận: Kiến thức càng ít càng kiếm được nhiều Tiền
Tổng thống Truman đã có lần nói rằng ông cần một cố vấn kinh tế chỉ có một tay (one handed). Tại sao? Bởi vì thường các nhà kinh tế khi tư vấn ông thường nói: “On one hand and on the other…” –
Giả sử có 1,000 nhà kinh tế học thì sẽ có 10 nhà kinh tế lý thuyết với các học thuyết khác nhau về phương pháp để thay cái bóng đèn và 990 nhà kinh tế học thực chứng thì bàn để quyết định xem lý thuyết nào là đúng, và tất cả sẽ vẫn ở trong bóng tối