Giới thiệu về mẫu hình nến:
Biểu đồ Nến là một cách hiệu quả để hình dung biến động giá. Có hai dạng nến cơ bản:
- Bullish Candle – Nến Tăng: Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa (thường là màu xanh lá cây hoặc màu trắng).
- Bearish Candle – Nến Giảm: Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa (thường là màu đỏ hoặc đen).
Các thành phần cấu trúc của nến:
Có ba thành phần chính:
- Upper Shadow – Bóng Nến Trên: đường thẳng đứng giữa giá cao nhất trong ngày và đóng cửa (nến tăng) hoặc mở (nến giảm).
- Real Body – Thân Nến: Phần rộng nhất của một “cây nến” gọi là “thân” của nến. Phần này mô tả thể hiện khoảng cách giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của phiên. Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, phần thân có màu xanh, ngược lại sẽ có màu đỏ. Phần đường thẳng “mỏng” phía trên và phía dưới gọi là “bóng” – thể hiện các mức giá cực điểm của phiên: cao nhất và thấp nhất. Rõ ràng nhứng mức giá này có thể nhưng không nhất thiết phải là giá đóng cửa hay giá mở cừa của phiên. Người ta đặt tên nó là biểu đồ nến bởi phần thân với phần đường thẳng giá cực điểm cho ta hình ảnh cây nến và phần bấc để đốt cháy của nó.
- Lower Shadow – Bóng Nến Dưới: đường thẳng đứng giữa giá thấp nhất trong ngày và mở cửa (nến tăng) hoặc đóng cửa (nến giảm).
Một trong những hiệu quả cơ bản của dạng biểu đồ này khiến cho người sử dụng ưa thích là khả năng biểu đạt nhiều thông số bằng chính hình vẽ. Chẳng hạn, thông qua màu ta có thể biết tình hình chung thị trường, thông qua độ dài thân, độ dài các bấc, ta có thể biết tình hình giá giao dịch. Ngoài ra dạng biểu đồ này cũng có thể áp dụng cho mọi loại biểu đò: liên tục và định kỳ, theo phút, hàng ngày hoặc hàng tháng. Những biến dạng khác nhau của mỗi cây nến phản ánh những đặc trưng khác nhau của tình hình thị trường. Chẳng hạn biểu đồ dạng Doji có dạng như ô tròn mình khoanh thêm.
Với dạng biểu đồ này, giá đóng cửa trùng với giá mở cửa, do đó mà ta sẽ hầu như không thấy thân nến mà chỉ thấy bấc nến. ở đây cũng sẽ có trường hợp giá mở cửa bằng giá đóng cửa và bằng giá thấp nhất hoặc cao nhất trong ngày.